Sở hữu cho mình một thân hình đẹp với kích thước và trọng lượng cơ thể đạt chuẩn bao giờ cũng là niềm mong muốn của nhiều người. Đặc biệt là đối với trẻ em vì chúng thường xuyên có sự thay đổi về cân nặng. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe của bé luôn là tốt nhất thì các bà mẹ thường dựa trên chỉ số BMI để điều chỉnh chế độ ăn sao cho hợp lý nhất. Tuy nhiên, bạn đã biết chỉ số BMI là gì và mối quan hệ đối với tình trạng sức khỏe của bé ra sao chưa?
Khái niệm về chỉ số BMI
Chỉ số BMI
BMI được biết đến là chỉ số cơ thể để kiểm tra sức khỏe, tình trạng suy dinh dưỡng hay béo phì của bản thân. Dựa trên chỉ số BMI giúp bạn có thể đánh giá cơ thể của bạn thân là thừa cân hay gầy hơn so với bình thường. Từ đó, để sở hữu cho mình một cơ thể đạt chuẩn về chiều cao và cân nặng bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất và thường xuyên luyện tập thể thao.
Đồng thời, nhờ vào chỉ số này mà các bác sĩ, chuyên gia sức khỏe hay huấn luyện viên có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạn. Theo đó, họ có thể đưa ra lời khuyên và một chế độ ăn hợp lý cũng như cách tập luyện phù hợp.
Cách tính chỉ số BMI
Khi đã hiểu về BMI là gì thì bạn có thể tự tính và không cần phải nhờ đến các chuyên gia sức khỏe. Cụ thể với cách tính đơn giản nhất bạn có thể tham khảo dưới đây.
Cách tính chỉ số BMI
Công thức tính như sau: BMI (kg/m2) = cân nặng (kg)/ (chiều cao x chiều cao)
Dựa trên BMI bạn có thể đánh giá tình trạng cơ thể như sao:
BMI < 18.5: người nhẹ cân.
BMI từ 18.5 đến 23: người có cân nặng đạt chuẩn.
BMI từ 23 đến 27.5: người có nguy cơ béo phì.
BMI > 27.5: khả năng dẫn đến béo phì cao.
Cách tính cân nặng lý tưởng của bản thân
Sau khi tính BMI bạn có thể đưa ra kết quả về tình trạng cơ thể đang thiếu hoặc thừa cân. Theo đó, bạn có thể tính cân nặng lý tưởng và điều chỉnh sao cho phù hợp.
Công thức tính cân nặng lý tưởng = [Số lẻ của chiều cao (cm) x 9] / 10
Trường hợp đối với chiều cao không có số lẻ như 1,6m thì bạn có thể tính mức cân nặng lý tưởng trung bình: [Số đo chiều cao (cm) x 9] / 10 > Cân nặng trung bình > [Số đo chiều cao (cm) x 9] / 10
Lưu ý với cách tính này chỉ dành cho người trên 18 tuổi. Còn riêng đối với các bé đo nằm trong độ tuổi phát triển BMI nên sẽ được tính dựa trên bảng độ phân vị hay phân vị BMI. Với cách tình này các bậc phụ huynh có thể áp dụng kiểm tra sức khỏe cho trẻ từ 2 đến 20 tuổi.
Vậy chỉ số BMI có liên quan gì đến tình trạng sức khỏe của trẻ?
Cách tính BMI ở trẻ em
Phân vị BMI trẻ có thể hiểu tương tự như chỉ số BMI của người lớn nhưng thay vì phải tính toán bạn chỉ cần dựa trên biểu đồ để đối chiếu các chỉ số với những đứa trẻ. Dựa vào đó cân nặng của trẻ sẽ được xếp theo phần trăm từ 0 – 100%.
Trong đó:
5% đầu tiên là thể hiện tình trạng bé thiếu cân.
Trung bình 5% – 85% là thể hiện mức độ phù hợp.
Từ 85% – 95% là dấu hiệu của sự thừa cân.
Trên 95% là dấu hiệu bé nhà bạn đang bị béo phì.
Dựa trên mức độ phần trăm này bạn có thể suy ra tình trạng sức khỏe của trẻ đang nằm trong khoản nào. Từ đó, bạn có thể chuẩn bị cho bé với chế độ ăn phù hợp để bé nhà bạn luôn được phát triển trong điều kiện tốt nhất. Đồng thời qua đó, giúp bạn có thể nhận thấy rằng chỉ số BMI và sức khỏe của trẻ thường có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Thống kê tình trạng sức khỏe trẻ em Việt Nam dựa trên phân vị BMI
Tình trạng trẻ bị béo phì tại Việt Nam
Hiện nay, theo như thống kê hằng năm thì tình trạng trẻ em đang có nguy cơ béo phì ngày càng tăng. Vì thế, để bé luôn được phát triển khỏe mạnh thì các bậc phụ huynh nên thường xuyên cho bé tập thể dục và có chế độ ăn hợp lý.
Đồng thời, một trong những nguyên nhân gây ra béo phì cho bé do chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động. Đôi khi, bố mẹ lại là một trong những người vô tình lại gây ra tình trạng béo phì cho bé. Vì yêu thương con mà bạn có thể cho bé ăn thỏa sức với các món ăn yêu thích như socola, bánh, kẹo,.. Cũng như, để tiết kiệm thời gian và do bận rộn với công việc thì thức ăn nhanh lại là sự lựa chọn tốt nhất với bạn và cho cả bé. Đây có lẽ là công thức tốt nhất dẫn đến tình trạng béo phì ở bé.
Qua bài chia sẻ trên về chỉ số BMI và những ảnh hưởng của phân vị BMI làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Mong rằng có thể cung cấp đến bạn với những kiến thức cần thiết để mang đến sức khỏe tốt cho bạn và những người thân yêu.