Phần 1: Nước nhiễm Asen – có thực sự nguy hiểm?

Hiện nay 21% người dân Việt Nam đang dùng nguồn nước nhiễm Asen vượt quá mức cho phép rất nhiều lần. Vậy nước nhiễm asen là gì và nó gây nguy hiểm như thế nào cho sức khỏe con người? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!.

1. Asen là gì? 

Asen – Vua của các loại độc tố

­Asen là một chất hóa học được phân bố rộng khắp trong lớp vỏ trái đất, nó thuộc nhóm á kim có khả năng gây ngộ độc và có độ phủ với mật độ trung bình là 2 mg / kg. Khi ở dạng rắn và cô đặc Asen sẽ có nhiều màu như màu vàng, xám hoặc đen. Các hợp chất của nó chỉ xuất hiện ở dạng asen bột, dạng vô định hình, dạng tinh thể hoặc ở dạng thủy tinh thể vì Asen không hòa tan được trong nước nên. Tuy nhiên, muối asen thể hiện một loạt các khả năng hòa tan tùy thuộc vào pH và môi trường ion. Asen thường xuất hiện với số lượng vết trong tất cả đá, đất, nước và không khí. Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện thời tiết và các hoạt động khai thác kim loại, nấu chảy hóa thạch, cũng như việc sử dụng số lượng lớn thuốc trừ sâu ở một số khu vực,  khiến cho nồng độ Asen ở đó sẽ tăng lên, vì Asen và các hợp chất của nó thường được sử dụng để làm là thuốc trừ dịch hại, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu và trong một loạt các hợp kim. 

2. Thực trạng tình hình nhiễm độc asen tại Việt Nam

Hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam đều bị nhiễm Asen

Ở Việt Nam, sau khi nghiên cứu về sự tồn tại của Asen trong đá, quặng, đất và lớp trầm tích, trong nước biển, nước mưa, nước dưới đất,…. một số nhà khoa học địa chất và địa chất thủy văn đã nhận thấy rằng hầu hết nguồn nước và  đất của Việt Nam đều nhiễm asen. Vì do được hình thành trong tự nhiên nên qua nhiều năm kiến tạo lớp vỏ trái đất, nồng độ asen sẽ ngày càng tích tụ nhiều hơn. Theo khảo sát của các nhà khoa học, tình trạng nguồn nước, đất bị nhiễm Asen ở Việt Nam đang tăng mạnh trong 3 thập kỷ qua. Do sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cùng với tốc độ đô thị hóa khiến cho lượng khí thải, nước thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt đổ ra môi trường tự nhiên ngày càng nhiều. Những chất thải độc hại này khi ở trong môi trường nước sẽ tạo điều kiện thúc đẩy việc giải phóng arsenicals trong lớp Holocene Era đến nước ngầm, tạo ra nồng độ asen nặng hơn trong nước ngầm.

Nguồn nước bị nhiễm Asen 

Ở đồng bằng sông Cửu Long, theo thống kê hơn 40% giếng ống nước được phát hiện có chứa asen lớn hơn 100 µg / L. Theo tổ chức WHO nồng độ này đang ở mức cao hơn 300% so với giới hạn an toàn. Cũng theo bảng đánh giá của Trung tâm nghiên cứu công nghệ môi trường và phát triển bền vững, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy:  Nồng độ asen cao nhất được tìm thấy ở đồng bằng sông Hồng là 810 µg / L, cao gấp 16 lần so với hướng dẫn tiêu chuẩn của WHO đối với hàm lượng asen trong nước ngầm (50 µg / L). Khiến cho người dân dễ dàng bị nhiễm độc asen và dần mắc phải các căn bệnh nguy hiểm

4. Sự nguy hiểm khi sử dụng nước nhiễm Asen

4.1 Asen tác động đến hệ thần kinh làm giảm trí nhớ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Asen là chất rất độc hại, có thể gây 19 loại bệnh khác nhau cho con người, trong đó có các bệnh nan y như ung thư da, ung thư phổi…. Bên cạnh đó, Asen cũng góp phần làm ngăn cản quá trình trao đổi chất khiến năng suất cây trồng giảm mạnh. Vì vậy, nếu người dân sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen thường xuyên sẽ tăng khả năng mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Asen làm suy giảm trí nhớ nhanh chóng

4.2. Asen ảnh hưởng xấu đến cơ quan sinh sản của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Asen là một chất độc gấp 4 lần thuỷ ngân nên chất Asen có khả năng gây nên những tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Việc Asen tích lũy trong cơ thể lâu có thể gây ra những biến đổi bất thường của hệ thần kinh trong tuổi dậy thì và những thay đổi về thần kinh ở người trưởng thành. Khi hệ thần kinh của bạn đã bị tổn thương, điều này đồng nghĩa với việc chức năng của cơ quan này cũng bị ảnh hưởng xấu gây ra các bệnh: suy giảm trí nhớ, đau đầu, tiền đình,…

Khi phụ nữ mang thai phải sử dụng nguồn nước nhiễm asen nặng trong suốt thai kỳ sẽ khiến cho thai nhi gặp phải nhiều những biến chứng xấu: 

• Bất thường phát triển trong men răng của trẻ em.

• Bệnh lý tại khu trung ương và ngoại vi của hệ thần kinh

• Rối loạn tuyến giáp

• Tổn hại cho hệ thống miễn dịch

• Lạc nội mạc tử

• Bệnh tiểu đường

Ngoài các biến chứng thai kỳ do phơi nhiễm asen từ nước uống, tỷ lệ thai nhi bị tử vong hoặc sinh non khi tiếp xúc với asen cũng tăng lên. 

4.3. Asen gây ra bệnh ung thư

Nếu hằng ngày bạn phải sử dụng nguồn nước nhiễm Asen thì khả năng bạn bị nhiễm độc Asen là rất cao. Ngày qua ngày, asen cứ thế ngấm dần vào cơ thể, tuỳ theo mức độ bị nhiễm và thể trạng, mỗi người sẽ xuất hiện những biểu hiện như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân,… Đặc biệt, việc phải sử dụng nước bị nhiễm Asen lâu ngày sẽ làm tăng  khả năng mắc bệnh ung thư.

Cho đến nay, cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã xác nhận sự liên quan của việc tiếp xúc với asen với ung thư da, phổi và bàng quang, trong khi các báo cáo về mối quan hệ với gan, thận và ung thư tuyến tiền liệt vẫn còn hạn chế thì những kết luận về người tiêu thụ nước uống có hàm lượng asen cao (150 μg / L) sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư đặc biệt là ung thư gan, ung thư tuyến giáp, ung thư đường tiêu hóa (dạ dày) và ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư não.